Chuyện học hành
Trong nhà có bạn Bống học lớp năm. Bạn tư duy rất kém, kém tới mức giải phương trình bậc nhất một ẩn bạn còn khá vất vả. Vậy mà cuối năm học, bạn về khoe hai tờ giấy khen. Tôi ngó qua thì ra là khen về mặt Đạo Đức và Khoa Học. Thời bọn tôi chỉ có giấy khen khi đạt học sinh tiên tiến hoặc xuất sắc, ngờ đâu bây giờ còn đẻ ra cả giấy khen con thế này. Đứa cháu tôi thì vui ra mặt còn tôi thì ngán ngẩm.
Tôi nhớ mình hồi lớp 5. Tôi học thì cũng bình thường thôi, thế rồi đi thi một kỳ thi mà tôi lúc đấy chẳng biết là gì, cô giáo bảo đi thi thì đi thi thôi. Sau đó, ba tháng hè tôi chuồn về quê nội cùng với lũ trẻ trong xóm lội ruộng bắt rạm nướng ăn “một dạng cua mai dẹt ở quê tôi”. Bỗng nhiên một hôm, mẹ điệu tôi lên bảo tôi đậu vào trường chuyên rồi, lên chuẩn bị đi học. Nghe thì cũng sướng sướng, tự nhiên trở thành tinh hoa của cả xóm, nhưng sau vào học mới biết mình dại. Học thì không dốt nhưng cũng chẳng giỏi, xếp giữa lớp, gần như phải học cả ngày, sáng học chính, chiều học thêm. Đang cái tuổi thích chơi, chẳng ai quản lý thế nên bỏ học như ranh. Các thầy cô hồi đó chỉ chú ý hai dạng học sinh. Một là đứa học thật giỏi để nhằm bồi dưỡng đi thi, hai là đứa học dốt, thường là loại phá phách. Tôi không thuộc dạng đó nên chả ai quan tâm.
Lớp 5 chắc chả có gì đáng nhắc nếu không có một lần thầy chủ nhiệm dạy chúng tôi một trò chơi với những con số. Thầy cho chúng tôi cầm mỗi đứa một tờ lịch có ghi cả 12 tháng. Thầy bảo chúng tôi nói ngày và tháng bất kỳ, thầy sẽ nói hôm đó là thứ mấy. Thật thần kỳ! Sau đó thầy dạy chúng tôi cách tính ra một ngày bất kỳ là thứ mấy chỉ cần biết ngày và tháng, đơn giản là phải nhớ 12 con số đại diện cho mỗi tháng và cách tìm dãy số đó vì mỗi năm dãy số sẽ mỗi khác. Tôi vẫn còn nhớ dãy số đó đến giờ là 622 503 514 624. Tôi chắc rằng cho đến giờ, những bạn học của tôi năm ấy vẫn còn nhớ mãi những con số trên vì lúc đó quả thực chúng tôi rất phấn khích, như làm được một trò ảo thuật ra trò vậy. Ý tôi là, lần đầu tiên trong cuộc đời học toán, tôi thấy thích môn này, cảm thấy yêu mến những con số bí ẩn đến thế. Sau đấy thì tình cảm đấy nó mai một dần, vì những áp lực, kỳ vọng của người lớn, vì những cám dỗ xung quanh, nhưng trên hết là cách người ta nhồi nhét kiến thức. Thay vì khơi gọi lên lòng đam mê thì việc hoc toán biến thành màn chạy maraton mà tôi chả hiểu đích đến là đâu và để làm gì?
Tôi có hai thằng cháu ở Vũng Tàu. Thằng lớn tên Bi học lớp 12, thằng nhỏ tên Bo mới học lớp 6. Ba chúng là trí thức học bên Nga về, anh ấy đủ nghiêm khắc để bọn nhóc biết việc học là quan trọng nhưng cũng không quá khắt khe để chúng thấy việc học là cho chúng chứ không phải cho bố mẹ. Mỗi lần gọi điện cho Bo hỏi việc học thế nào thì cu cậu lại nói một câu rất cụ non "cháu dạo này học hành vất vả lắm" làm tôi phì cười. Mỗi lần xuống chơi, thằng nhóc rất muốn khoe những thứ nó đọc được ở đâu đó, nếu được phép, thằng bé có thể ngồi nói chuyện với tôi tới sáng với đủ thứ những câu hỏi, kiểu như "Ai đã ám sát Lincoln?" và say sưa nói về nó. Tôi nể ba chúng, vì khi gặp bài toán khó hoặc đi thi bài nào không đạt, chúng sẽ bàn với ba. Và anh thì vui vẻ trả lời chúng mà không bày tỏ thái độ thất vọng. Đến tầm này, tôi hiểu rằng phải như thế nào thì con cái nó gặp khó nó mới hỏi mình, việc này nói vậy mà không dễ chút nào.
Tôi nhớ mình hồi lớp 5. Tôi học thì cũng bình thường thôi, thế rồi đi thi một kỳ thi mà tôi lúc đấy chẳng biết là gì, cô giáo bảo đi thi thì đi thi thôi. Sau đó, ba tháng hè tôi chuồn về quê nội cùng với lũ trẻ trong xóm lội ruộng bắt rạm nướng ăn “một dạng cua mai dẹt ở quê tôi”. Bỗng nhiên một hôm, mẹ điệu tôi lên bảo tôi đậu vào trường chuyên rồi, lên chuẩn bị đi học. Nghe thì cũng sướng sướng, tự nhiên trở thành tinh hoa của cả xóm, nhưng sau vào học mới biết mình dại. Học thì không dốt nhưng cũng chẳng giỏi, xếp giữa lớp, gần như phải học cả ngày, sáng học chính, chiều học thêm. Đang cái tuổi thích chơi, chẳng ai quản lý thế nên bỏ học như ranh. Các thầy cô hồi đó chỉ chú ý hai dạng học sinh. Một là đứa học thật giỏi để nhằm bồi dưỡng đi thi, hai là đứa học dốt, thường là loại phá phách. Tôi không thuộc dạng đó nên chả ai quan tâm.
Lớp 5 chắc chả có gì đáng nhắc nếu không có một lần thầy chủ nhiệm dạy chúng tôi một trò chơi với những con số. Thầy cho chúng tôi cầm mỗi đứa một tờ lịch có ghi cả 12 tháng. Thầy bảo chúng tôi nói ngày và tháng bất kỳ, thầy sẽ nói hôm đó là thứ mấy. Thật thần kỳ! Sau đó thầy dạy chúng tôi cách tính ra một ngày bất kỳ là thứ mấy chỉ cần biết ngày và tháng, đơn giản là phải nhớ 12 con số đại diện cho mỗi tháng và cách tìm dãy số đó vì mỗi năm dãy số sẽ mỗi khác. Tôi vẫn còn nhớ dãy số đó đến giờ là 622 503 514 624. Tôi chắc rằng cho đến giờ, những bạn học của tôi năm ấy vẫn còn nhớ mãi những con số trên vì lúc đó quả thực chúng tôi rất phấn khích, như làm được một trò ảo thuật ra trò vậy. Ý tôi là, lần đầu tiên trong cuộc đời học toán, tôi thấy thích môn này, cảm thấy yêu mến những con số bí ẩn đến thế. Sau đấy thì tình cảm đấy nó mai một dần, vì những áp lực, kỳ vọng của người lớn, vì những cám dỗ xung quanh, nhưng trên hết là cách người ta nhồi nhét kiến thức. Thay vì khơi gọi lên lòng đam mê thì việc hoc toán biến thành màn chạy maraton mà tôi chả hiểu đích đến là đâu và để làm gì?
Tôi có hai thằng cháu ở Vũng Tàu. Thằng lớn tên Bi học lớp 12, thằng nhỏ tên Bo mới học lớp 6. Ba chúng là trí thức học bên Nga về, anh ấy đủ nghiêm khắc để bọn nhóc biết việc học là quan trọng nhưng cũng không quá khắt khe để chúng thấy việc học là cho chúng chứ không phải cho bố mẹ. Mỗi lần gọi điện cho Bo hỏi việc học thế nào thì cu cậu lại nói một câu rất cụ non "cháu dạo này học hành vất vả lắm" làm tôi phì cười. Mỗi lần xuống chơi, thằng nhóc rất muốn khoe những thứ nó đọc được ở đâu đó, nếu được phép, thằng bé có thể ngồi nói chuyện với tôi tới sáng với đủ thứ những câu hỏi, kiểu như "Ai đã ám sát Lincoln?" và say sưa nói về nó. Tôi nể ba chúng, vì khi gặp bài toán khó hoặc đi thi bài nào không đạt, chúng sẽ bàn với ba. Và anh thì vui vẻ trả lời chúng mà không bày tỏ thái độ thất vọng. Đến tầm này, tôi hiểu rằng phải như thế nào thì con cái nó gặp khó nó mới hỏi mình, việc này nói vậy mà không dễ chút nào.
Comments
Post a Comment