Hai bản nhạc

Hơn một giờ đêm, tôi đang đọc về Rechard Feynman thì thấy đói bụng. Một tô mỳ bây giờ là thích hợp. Tôi tính đi nấu mỳ thì nhớ tới một chuyện anh Tuệ kể: "Feynman kể có lần ông đi ngang qua một quán bar và bỗng nhiên nghĩ rằng một cốc rượu đúng là cái ông cần vào lúc đó. Ý nghĩ này làm ông sợ, và từ khoảnh khắc ấy cho đến cuối đời, ông không bao giờ động đến đồ uống có cồn nữa. Tôi cho rằng câu chuyện nhỏ và ít được quan tâm này cho thấy Feynman đã hiểu rất rõ vấn đề. Tôi cũng thích cả sự sâu sắc trong khái niệm "active irresponsibility" của ông: khoa học thuần tuý, về bản chất, tiền giả định một thái độ bàng quan nhất định đối với nhân loại. Vậy nên gender studies, cultural studies, social studies, international studies, nói chung là tất cả những thứ có từ "studies" và nhân danh mục đích cải thiện thế giới, đều không phải khoa học"

Cụ còn nói một câu làm tôi rất lấy làm an ủi: “Tôi nghĩ mình có thể nói, rằng không ai thực sự hiểu cơ học lượng tử."

*
Có hai bản nhạc tôi nghe không bao giờ chán. Một là Chacone nằm trong Partita số 2 của Bach, hai là Pasacaglia, chương cuối trong Tổ khúc số 7 của Handel.
Bài Chacone thường được đánh giá là bản nhạc hay nhất của Bach, tôi chưa nghe hết nhạc Bach, không biết so sánh thế có đúng không nhưng thích mê bài này. Nhà soạn nhạc thế kỷ 19 Johannes Brahms, trong một bức thư gửi tới Clara Schumann đã nói về bài Chacone của Bach như sau: Trên cùng một khuông nhạc, cho một nhạc cụ nhỏ, ông ấy đã viết ra cả một thế giới những suy tưởng sâu sắc nhất và những tình cảm mạnh mẽ nhất. Nếu tôi tưởng tượng ra được rằng tôi có thể tạo ra, hay có thể chỉ là vạch ra được nó ở trong đầu thôi, thì tôi nghĩ chắc chắn là cái sự vui mừng thái quá, cái trải nghiệm sụt đất dưới chân này dễ làm tôi phát điên lên mất.

Bài Pasacaglia của Handel lại có phong vị khác. Lần đầu tiên tôi nghe David Russell ngồi trên cầu thang chơi bài này thì tôi đã biết đây là bản nhạc của đời mình rồi. Russell là người chơi bài này hợp nhất, tiếng đàn của ông không dày quá mà lại sáng, rất phù hợp với những bản nhạc kiểu Baroque thế này.

Bài Chacone có điều thú vị là hai phần được viết ở hai giọng Trưởng và Thứ khác nhau, bài Pasacaglia thì đoạn cuối các bè ào ạt như thác đổ. Tôi từng tập thử cả hai bài này, kết quả vẫn như thường lệ, dek có bài nào chơi đến hết được cả. Nhạc hay cũng có cái giá của nó, khó vãi hàng.
Giờ mà ai nuôi, tôi ngồi tập đàn từ sáng đến chiều thì hai năm sau may ra chơi được hai bài này. Mà đời không như mơ, nói như Azit Nexin, giá mà không có ruồi :))

* Quay lại vấn đề chính của đêm nay: Đi pha mỳ tôm.



Comments

Popular posts from this blog

Cách vượt qua cơn buồn chán hay là bạn đang quá rảnh mà không biết làm gì.

Bức xạ Hawking

Làm sao review sách mà không cần đọc