Chuyện nấu ăn
Hồi tôi còn nhỏ, tôi được bà đưa đón tới lớp mẫu giáo gần nhà. Lớp học nằm phía trong một trụ sợ công an bên kia đường đối diện nhà tôi, có rất nhiều cây xà cừ cao chót vót. Với quãng đường gần như thế thì tôi có thể tự đi được nhưng lại có con đường quốc lộ cắt ngang nên bà vẫn phải dẫn tôi đi dẫn về. Tôi thấy thật phiền toái, nhưng chẳng làm cách nào được.
Mẹ tôi vẫn không tin tôi có thể nhớ được những chuyện khi tôi còn quá bé, dù tôi đã nhắc bà bao nhiêu là kỷ niệm trẻ con của mình, như lần tôi tập đi rồi chuyển thành chạy từ hai phía của bức tường, lần bà bế tôi đứng sau con ngựa bị nó đá hậu làm hai bà cháu ngả chổng vó. Nhưng cái tôi nhớ nhất vẫn là chiếc bánh rán được cô giáo mầm non cho ăn. Nó được rán bằng một thứ bột đặc biệt, vị ngọt thanh, mềm, tơi, vào tới miệng là tan thành từng mảnh nhỏ. Hồi đó thi thoảng mới được ăn, và khẩu phần thì không đều. Đôi khi có bạn được ăn, bạn khác thì không. Điều mà đến giờ tôi vẫn không hiểu được, tại sao không chia đều ra. Sau này tôi có hỏi lại mẹ cái bột đó là bột gì, sao không thấy ai bán. Mẹ bảo đó là bột của Liên Hiệp Quốc tài trợ cho VN thời đó để chống suy dinh dưỡng cho trẻ con. Vậy là bó tay rồi.
Mấy hôm nay tôi tìm được một thú vui nho nhỏ, xem người ta nấu ăn. Thật là nhã. Xem Lý Tử Thất tôi cứ nghĩ, em này mà lấy chồng thì chẳng mấy chốc anh chồng thành Trư Bát Giới, món ăn gì mà toàn chiên xào, không thì một đống đường. Được cái món ăn đẹp mắt, và phong cảnh nơi em ấy ở như truyện Tru Tiên kéo lại.
Tôi xem một đầu bếp người Tàu làm bánh bao, lạp xưởng mà thích mê. Gì chứ bánh bao tôi làm ngon ơ, món Khoai môn Lệ Phố tôi đã từng làm, xá gì.
Nhìn những đầu bếp chế biến món ăn, tôi cảm thấy có một nhịp điệu nào đấy như âm nhạc. Cho cái gì vào trước, cái gì sau, trong bao lâu là cả một nghệ thuật cả. Rồi dùng lửa to nhỏ thế nào lại giống như chuyện dùng lực mạnh nhẹ ra sao như hồi tôi tập đàn. Thời gian nấu từng thứ, cách pha trộn các nguyên liệu với nhau lại giống toán. Pitago hồi xưa khám phá ra các nốt nhạc thực ra chính là toán học, chắc ông cũng ngồi xem người ta chơi nhạc rồi liên hệ với những thứ mình quan tâm mà ra.
*
Đầu bếp danh tiếng Dan Barber cho rằng chúng ta phải đa dạng hóa bữa ăn . Chúng ta chỉ muốn ăn một vài phần của một con bò, một vài loại lúa mì để làm ra bánh mì. Chính điều đó đã tạo nên một nền nông nghiệp độc canh, khai thác thiên nhiên quá mức. Nếu chúng ta có thể thay đổi thói quen ăn uống, mở rộng thị hiếu, nông dân có thể trồng nhiều thứ hơn, luân canh cây trồng và vật nuôi, làm việc với thiên nhiên thay vì chống lại nó. Một người nông dân đã tuyên bố: “Chúng ta cần phải nuôi trồng thiên nhiên”. Đó không đơn thuần là sự sáng suốt, đó còn là một thái độ, một thế giới quan đối với thế giới tự nhiên quanh chúng ta.
Chuyện ông nói khiến cho công việc của một đầu bếp bỗng trở nên có gì đó quan trọng hơn tôi nghĩ.
Tôi chỉ có một mong ước nho nhỏ là trồng một cái cây trước nhà để khi về nhà, mình có thể đứng ở đó, chạm tay vào cái cây cho tới khi những bực bội của ngày thường qua đi. Tôi sẽ bước vào nhà với gia đình mình bằng tâm trạng phấn khởi, chạy xuống bếp xem có gì ăn hay nấu nướng được không.
Mẹ tôi vẫn không tin tôi có thể nhớ được những chuyện khi tôi còn quá bé, dù tôi đã nhắc bà bao nhiêu là kỷ niệm trẻ con của mình, như lần tôi tập đi rồi chuyển thành chạy từ hai phía của bức tường, lần bà bế tôi đứng sau con ngựa bị nó đá hậu làm hai bà cháu ngả chổng vó. Nhưng cái tôi nhớ nhất vẫn là chiếc bánh rán được cô giáo mầm non cho ăn. Nó được rán bằng một thứ bột đặc biệt, vị ngọt thanh, mềm, tơi, vào tới miệng là tan thành từng mảnh nhỏ. Hồi đó thi thoảng mới được ăn, và khẩu phần thì không đều. Đôi khi có bạn được ăn, bạn khác thì không. Điều mà đến giờ tôi vẫn không hiểu được, tại sao không chia đều ra. Sau này tôi có hỏi lại mẹ cái bột đó là bột gì, sao không thấy ai bán. Mẹ bảo đó là bột của Liên Hiệp Quốc tài trợ cho VN thời đó để chống suy dinh dưỡng cho trẻ con. Vậy là bó tay rồi.
Mấy hôm nay tôi tìm được một thú vui nho nhỏ, xem người ta nấu ăn. Thật là nhã. Xem Lý Tử Thất tôi cứ nghĩ, em này mà lấy chồng thì chẳng mấy chốc anh chồng thành Trư Bát Giới, món ăn gì mà toàn chiên xào, không thì một đống đường. Được cái món ăn đẹp mắt, và phong cảnh nơi em ấy ở như truyện Tru Tiên kéo lại.
Tôi xem một đầu bếp người Tàu làm bánh bao, lạp xưởng mà thích mê. Gì chứ bánh bao tôi làm ngon ơ, món Khoai môn Lệ Phố tôi đã từng làm, xá gì.
Nhìn những đầu bếp chế biến món ăn, tôi cảm thấy có một nhịp điệu nào đấy như âm nhạc. Cho cái gì vào trước, cái gì sau, trong bao lâu là cả một nghệ thuật cả. Rồi dùng lửa to nhỏ thế nào lại giống như chuyện dùng lực mạnh nhẹ ra sao như hồi tôi tập đàn. Thời gian nấu từng thứ, cách pha trộn các nguyên liệu với nhau lại giống toán. Pitago hồi xưa khám phá ra các nốt nhạc thực ra chính là toán học, chắc ông cũng ngồi xem người ta chơi nhạc rồi liên hệ với những thứ mình quan tâm mà ra.
*
Đầu bếp danh tiếng Dan Barber cho rằng chúng ta phải đa dạng hóa bữa ăn . Chúng ta chỉ muốn ăn một vài phần của một con bò, một vài loại lúa mì để làm ra bánh mì. Chính điều đó đã tạo nên một nền nông nghiệp độc canh, khai thác thiên nhiên quá mức. Nếu chúng ta có thể thay đổi thói quen ăn uống, mở rộng thị hiếu, nông dân có thể trồng nhiều thứ hơn, luân canh cây trồng và vật nuôi, làm việc với thiên nhiên thay vì chống lại nó. Một người nông dân đã tuyên bố: “Chúng ta cần phải nuôi trồng thiên nhiên”. Đó không đơn thuần là sự sáng suốt, đó còn là một thái độ, một thế giới quan đối với thế giới tự nhiên quanh chúng ta.
Chuyện ông nói khiến cho công việc của một đầu bếp bỗng trở nên có gì đó quan trọng hơn tôi nghĩ.
Tôi chỉ có một mong ước nho nhỏ là trồng một cái cây trước nhà để khi về nhà, mình có thể đứng ở đó, chạm tay vào cái cây cho tới khi những bực bội của ngày thường qua đi. Tôi sẽ bước vào nhà với gia đình mình bằng tâm trạng phấn khởi, chạy xuống bếp xem có gì ăn hay nấu nướng được không.
Comments
Post a Comment