Vài suy nghĩ về thực tại số 4

 Hà Nội những ngày này thật đẹp, từ thời tiết dịu mát tới nắng vàng, đễn nỗi bạn Vân đi ngoài đường về đã than thở rằng: "Đi ngoài đường tầm này đúng là cực hình!" Mình đang mắt tròn mắt dẹt thì bạn tiếp, "Thời tiết đẹp thế này chỉ muốn bỏ việc đi chơi" Mình cũng nghĩ vậy.

Trên báo có đăng hai bạn thân cõng nhau đi học từ cấp 1 đến cấp 3. Thi ĐH, một bạn đỗ Bách Khoa, bạn kia trượt trường Y dù hơn 28 điểm. Ông hiệu trưởng trường Y lên báo nói đại ý không thể tuyển bạn này vì sẽ là bất công với những bạn khác.

Chuyện này làm mình nhớ hồi đi vào Quốc Tử Giám lần đầu tiên với cô giáo cấp 3. Lúc đi ra, có hai cổng, cô nói với mình là một bên là cổng Tài một bên là Đức, em chọn bên nào. Mình dĩ nhiên là chọn Tài, ứng với bên tay phải của Vua ( mình suy luận thế). Cho tới bây giờ mình vẫn thấy đó là suy nghĩ ngu ngốc nhất mình từng có. Mình mà là ông giám đốc trường Y kia, mình sẽ tìm mọi cách đưa bạn kia về học trong trường. Điểm số có gì quá quan trọng, quan trọng là nghị lực và đức hạnh thì bạn kia có đủ cả, hơn nữa ngành y vốn đề cao y đức. Xã hội người tài thì nhiều chứ có Đức được bao người. Thật đáng tiếc!

*

Hai hôm nay mình hơi có chút suy nghĩ về giả Nobel Vật Lý. Khi biết tin giải được trao cho Penrose mình thấy có gì đó sai sai. Nếu trao cho Penrose thì lẽ ra phải trao cho S. Hawking trước vì tầm quan trọng và phát kiến của Hawking về lỗ đen lớn hơn nhiều.  Điểm yếu của hai nhà bác học này là những lý thuyết của họ đang vượt quá xa công nghệ thời đại để có thể kiểm chứng là chúng đúng hay là sai. Với một lý thuyết khoa học chưa được kiểm chứng rõ ràng thì trao giải cho Penrose có gì đó không ổn lắm, nó giống như một dạng đức tin khoa học, rằng ông ấy sẽ đúng hơn là cái đúng thuần túy khoa học.

Hawking có hai lý thuyết về lỗ đen mà đối với mình là quan trọng:

Môt là nghịch lý thông tin lỗ đen: Do lỗ đen hút mọi thứ kẻ cả ánh sáng vào nó, nên khi vật chất rơi vào lỗ đen thì ta sẽ không quan sát được nữa, mọi thông tin về nó sẽ biến mất. Điều này là trái với niềm tin khoa học lâu này, vì các nhà khoa học vẫn dựa trên một thuyết nhân - quả để giải thích mọi hiện tượng vật lý. Nếu vật chất bị mất đi thông tin thì người ta sẽ không thể suy ra "quả" của nó trong tương lai được nữa.

Hai là bức xạ Hawking hay thuyết về sự bay hơi của lỗ đen: Hawking cho rằng xung quanh chân trời sự kiện bao bọc quanh lỗ đen không phải không tồn tại vật chất gì mà vẫn tồn tại các dao động điện từ trường (dó sức hút của lỗ đen). Theo lý thuyết vật lý lượng tử thì các trường này không thể bằng không, chúng sẽ dao động tương tự sự dao động được môt tả trong hệ thức bất định của Heisenberg. Các dao động này sẽ làm xuất hiện các cặp hạt ảo, các cặp hạt này sẽ tương tác với nhau và tự hủy và tự sinh liên tục. Tuy nhiên sẽ có khả năng một hạt sẽ rơi vào bên kia chân trời sự kiện và lọt vào lỗ đen và nó sẽ bị biến thành hạt thật. Hạt ảo còn lại không còn đối tác để tự hủy sẽ biến thành sóng điện từ truyền đi. Sự truyền đi của hạt này sẽ làm lỗ đen mất dần khối lượng và bay hơi dần.


Comments

Popular posts from this blog

Cách vượt qua cơn buồn chán hay là bạn đang quá rảnh mà không biết làm gì.

Bức xạ Hawking

Làm sao review sách mà không cần đọc