Posts

Showing posts from July, 2020

Instant Happiness

Mấy hôm nay tôi đọc lại "Có một con phố vừa đi qua phố" của Đinh Vũ Hoàng Nguyên. Đây không phải truyện cũng chẳng phải tản văn mà là những mẫu vụn vặt chép lại trong cuộc sống của anh. Điểm đặc biệt là nó hài một cách vừa hóm hỉnh vừa có gì đó rất Hà Nội.  Đọc cuốn này mới hiểu sao dân Hà Nội thích chửi "Đéo" nhiều như thế, gần như thường trực trên miệng ở những người lao động. Có một khái niệm các bạn Tây gọi là Instant happiness, dịch ra có lẽ là Hạnh phúc bình dân. Ở Hà Nội, cái hạnh phúc bình dân ấy có thể là đi qua hồ Tây chợt thoáng thấy mùi sen nở, nghe được tiếng bánh khúc rao đêm, được ăn gói mỳ hảo hảo lúc 2h sáng, nói chung là dễ tìm, dễ kiếm, thậm chí mua được. Đối với tôi thì đơn giản thế thôi, nhưng một số người thì sau khi họ văng được đủ số từ "Đéo" tôi lại thấy họ vui vẻ đến kỳ lạ. Nhiều khi mình nghĩ, cuộc sống vốn đã vất vả, mà cứ đòi các bạn ăn nói văn mình thì các bạn ấy biết trút vào đâu. Tuy thế cho đến giờ, người chửi thề tôi t

Ghi chép về thực tại số 2

1. Chỗ làm có một dự án làm trang trại ngay ngoại thành Hà Nội. Tôi trót ngồi nghe buổi thuyết trình thành ra "được" mời đi thực địa kiêm cửu vạn. Tôi không đi xe máy nên hẹn năm rưỡi sáng sẽ có một em nhân viên qua đón. Tôi thức từ hai giờ sáng, đến chỗ hẹn trước mười phút, đợi thêm 30 phút mà chả thấy em đâu. Lúc đó tôi nghĩ bụng, thôi đợi anh mày đi làm chính thức, anh sẽ chỉnh cả lũ chúng mày về mặt thời gian sau. Thật tình tôi cũng còn chưa nhớ hết tên hết mọi người, một số còn chưa gặp vì các bạn ấy đi dự án suốt, thi thoảng mới tạt qua văn phòng. Buổi hôm nay tôi muốn đi cũng để dần làm quen với mọi người. Thằng em rốt cuộc cũng tới, nó bảo do quên đồ nên phải chạy lại về nhà lấy nên đến trễ. Hai anh em tới văn phòng gặp thì gặp bé Oanh đang đợi, lát sau bạn phó giám đốc tên Vân cũng vừa tới. Bạn mời mình ăn xôi, còn dặn, ăn đi không lát nữa đói chịu không thấu. Hồi ngồi trong văn phòng, mấy đứa em đều có cảm tình với Vân, bảo tôi là chị ấy dễ chịu nhất công ty. Hôm na

Chuyện nấu ăn

Hồi tôi còn nhỏ, tôi được bà đưa đón tới lớp mẫu giáo gần nhà. Lớp học nằm phía trong một trụ sợ công an bên kia đường đối diện nhà tôi, có rất nhiều cây xà cừ cao chót vót. Với quãng đường gần như thế thì tôi có thể tự đi được nhưng lại có con đường quốc lộ cắt ngang nên bà vẫn phải dẫn tôi đi dẫn về. Tôi thấy thật phiền toái, nhưng chẳng làm cách nào được. Mẹ tôi vẫn không tin tôi có thể nhớ được những chuyện khi tôi còn quá bé, dù tôi đã nhắc bà bao nhiêu là kỷ niệm trẻ con của mình, như lần tôi tập đi rồi chuyển thành chạy từ hai phía của bức tường, lần bà bế tôi đứng sau con ngựa bị nó đá hậu làm hai bà cháu ngả chổng vó. Nhưng cái tôi nhớ nhất vẫn là chiếc bánh rán được cô giáo mầm non cho ăn. Nó được rán bằng một thứ bột đặc biệt, vị ngọt thanh, mềm, tơi, vào tới miệng là tan thành từng mảnh nhỏ. Hồi đó thi thoảng mới được ăn, và khẩu phần thì không đều. Đôi khi có bạn được ăn, bạn khác thì không. Điều mà đến giờ tôi vẫn không hiểu được, tại sao không chia đều ra. Sau này tôi

Người trong bóng tối

 Paul Auster thường bắt đầu truyện không hứa hẹn lắm. Có lẽ là do ám ảnh bởi cái cuốn "New York Trilogy", nó khiến tôi mệt như đấu vật. Nhưng tới cuốn thứ hai này thì mọi chuyện rất khác. Nhịp truyện từ đầu tới cuối bình bình thôi, cũng không có cao trao gì cả nhưng nó cứ cuốn mình đi cho tới tận cuối cuốn sách. Vậy thì tình tiết ắt hắt phải có gì đó gợi lên trong lòng mình nhiều cảm xúc. Khi đã về già, ngồi xe lăn, đối diện hiện thực là người vợ vừa mất, đứa con đã ly dị chồng và đứa cháu gái thì đang trong giai đoạn khủng hoảng của cuộc đời. Người đàn ông đó ngồi trong bóng tối, lòng đầy day dứt với người thân và nhất là những sai lầm của tháng năm tuổi trẻ. Ông ngồi tưởng tượng trong đầu những câu chuyện đầy tính siêu hình. Nhân vật nam bị ném vào một thế giới đầy chết chóc của chiến tranh. Nhiệm vụ của anh ta là phải quay về đời thực giết chết chính tác giả thì anh ta mới lấy lại được cuộc sống vốn có của mình. Cái anh chàng này lại chính là hiện thân của tác giả khi

Chuyện học hành

 Trong nhà có bạn Bống học lớp năm. Bạn tư duy rất kém, kém tới mức giải phương trình bậc nhất một ẩn bạn còn khá vất vả. Vậy mà cuối năm học, bạn về khoe hai tờ giấy khen. Tôi ngó qua thì ra là khen về mặt Đạo Đức và Khoa Học. Thời bọn tôi chỉ có giấy khen khi đạt học sinh tiên tiến hoặc xuất sắc, ngờ đâu bây giờ còn đẻ ra cả giấy khen con thế này. Đứa cháu tôi thì vui ra mặt còn tôi thì ngán ngẩm.  Tôi nhớ mình hồi lớp 5. Tôi học thì cũng bình thường thôi, thế rồi đi thi một kỳ thi mà tôi lúc đấy chẳng biết là gì, cô giáo bảo đi thi thì đi thi thôi. Sau đó, ba tháng hè tôi chuồn về quê nội cùng với lũ trẻ trong xóm lội ruộng bắt rạm nướng ăn “một dạng cua mai dẹt ở quê tôi”. Bỗng nhiên một hôm, mẹ điệu tôi lên bảo tôi đậu vào trường chuyên rồi, lên chuẩn bị đi học. Nghe thì cũng sướng sướng, tự nhiên trở thành tinh hoa của cả xóm, nhưng sau vào học mới biết mình dại. Học thì không dốt nhưng cũng chẳng giỏi, xếp giữa lớp, gần như phải học cả ngày, sáng học chính, chiều học thêm. Đan

Hai bản nhạc

Image
Hơn một giờ đêm, tôi đang đọc về Rechard Feynman thì thấy đói bụng. Một tô mỳ bây giờ là thích hợp. Tôi tính đi nấu mỳ thì nhớ tới một chuyện anh Tuệ kể: "Feynman kể có lần ông đi ngang qua một quán bar và bỗng nhiên nghĩ rằng một cốc rượu đúng là cái ông cần vào lúc đó. Ý nghĩ này làm ông sợ, và từ khoảnh khắc ấy cho đến cuối đời, ông không bao giờ động đến đồ uống có cồn nữa. Tôi cho rằng câu chuyện nhỏ và ít được quan tâm này cho thấy Feynman đã hiểu rất rõ vấn đề. Tôi cũng thích cả sự sâu sắc trong khái niệm "active irresponsibility" của ông: khoa học thuần tuý, về bản chất, tiền giả định một thái độ bàng quan nhất định đối với nhân loại. Vậy nên gender studies, cultural studies, social studies, international studies, nói chung là tất cả những thứ có từ "studies" và nhân danh mục đích cải thiện thế giới, đều không phải khoa học" Cụ còn nói một câu làm tôi rất lấy làm an ủi: “Tôi nghĩ mình có thể nói, rằng không ai thực sự hiểu cơ học lượng tử."

Fandanguillo

Sáng nay tôi phải đến công ty sớm, ước lượng sai thời gian nên lúc tới vẫn chưa ai mở cửa. Tôi ra quán cafe bên cạnh ngồi. Nhìn cốc cafe sữa, bàn ghế xung quanh làm tôi nhớ tới Sài Gòn những buổi sáng tháng ba, trời cũng oi oi thế này. Cũng lâu lắm rồi tôi mới uống cafe. Một đứa bạn trên Buôn Ma Thuột sau mấy năm đóng fb bỗng trồi lên hỏi tôi có uống cafe không để bạn gửi. Tôi từ chối, vì lười pha, cũng ngại mất ngủ. Nên có bạn thế này, chứ cái bọn cứ giả vờ hỏi mình có khoẻ không toàn là đãi bôi cả :)) Tối tôi mang đàn xuống chung cư, đợi mọi người tản về hết, đèn đóm tắt rồi tôi mới lôi đàn ra dợt mấy bản nhạc cũ. Tôi tập lại Milonga xem có ổn không thì thấy bài này hoá ra rất dễ, thế mà ngày xưa chẳng hiểu sao khi chơi cứ bị vướng vướng cái gì đó. Xong rồi tôi nhớ lần đầu đi học guitar. Đó là hồi hè năm lớp 10, tôi thấy trên TV đăng tin ngoài cung văn hoá có lớp dạy. Tôi xin mẹ tiền mua cây đàn guitar nhỏ rồi đăng ký học. Lớp học cũng hơn mười người gì đó, thầy dạy đến từ trường

Paperman

Image
Sau nhiều rất nhiều năm, một hôm tôi vào fb và thấy nick của N sáng. Tôi nhảy vào hỏi thăm xem em dạo này thế nào. Em cười rất tươi, kể rằng mình vẫn bên Hàn và sắp về Việt Nam. Lần này hai anh em nhất định phải gặp nhau, N bảo tôi nhất định phải tới một quán nhỏ của em và bạn cùng hùn trên Hồ Tây. Tôi và N quen nhau qua một diễn đàn về âm nhạc. Hồi đó bọn tôi chat bằng yahoo. N học ở bên Hà Lan, còn tôi học ở Hà Nội. Tôi sống một mình, em bên kia cũng cô độc, thành ra hai anh em khá hợp nhau, buôn đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Sau khi học xong, em về VN, hẹn tôi ở một quán cafe đâu đó gần Hồ Gươm. Xong lần đó thì tôi vào SG, em lập gia đình rồi sang Hàn Quốc học tiến sỹ. Hôm N kể chuyện gia đình tan vỡ, hạnh phúc cũng tan vỡ, đứa con bị ung thư máu, chữa rồi lại bị lại, em hiến tuỷ cho cháu và đó cũng là cách cuối cùng. Sau sáu năm em mới xong cái bằng, giờ chỉ muốn quay lại Việt Nam để sống cùng con. N bảo đời mình lắm drama lắm, đó là em chưa kể hết cho tôi nghe thôi. Tôi chả